Những khu vực chính của mạch nước phun và sự phân bố Mạch_nước_phun

Sự phân bố của các mạch nước phun chính trên thế giới.

Những mạch nước phun khá là hiếm, chúng đòi hỏi sự kết hợp giữa nước, nhiệthệ thống dẫn nước tự nhiên. Sự kết hợp này chỉ tồn tại ở một vài nơi trên Trái Đất.[12][13]

Vườn quốc gia Yellowstone, Hoa Kỳ

Yellowstone là địa điểm có mạch nước phun lớn nhất thế giới, chứa hàng ngàn mạch nước nóng và khoảng 300 đến 500 mạch nước phun. Đây là nơi chiếm một nửa số lượng các mạch nước phun trên toàn thế giới trong 9 lưu vực của nó. Nó nằm chủ yếu ở Wyoming, Mỹ, với những phần nhỏ ở MontanaIdaho.[14] Yellowstone bao gồm những mạch nước phun hoạt động nhiều nhất thế giới (mạch nước phun Steamboat trong Lưu vực sông Norris), cũng như mạch nước phun Old Faithful nổi tiếng, mạch nước phun Beehive, mạch nước phun Giantess, mạch nước phun Lion, mạch nước phun Plume, mạch nước phun Aurum, mạch nước phun Castle, mạch nước phun Sawmill, mạch nước phun Grand, mạch nước phun Oblong, mạch nước phun Giant, mạch nước phun Daisy, mạch nước phun Grotto, mạch nước phun Fan & Mortar, và mạch nước phun Riverside. Tất cả đều nằm trong Upper Geyser Basin có chứa gần 180 mạch nước phun.[13]

Thung lũng mạch nước phun, Nga

Thung lũng mạch nước phun ("Dolina Geiserov" trong tiếng Nga) nằm ở bán đảo Kamchatka của Nga là khu vực mạch nước phun duy nhất ở lục địa Á-Âu và là nơi có mật độ mạch nước phun cao thứ hai trên thế giới. Khu vực này được phát hiện và khám phá bởi Tatyana Ustinova vào năm 1941. Có khoảng 200 mạch nước phun tồn tại trong khu vực cùng với nhiều mạch nước nóng và các giếng phun vĩnh cửu. Khu vực này được hình thành do sự hoạt động mạnh mẽ của núi lửa. Sự phun trào đặc biệt là một trong những đặc tính quan trọng của các mạch nước phun. Hầu hết các mạch nước phun trào theo nhiều góc độ, và chỉ có rất ít các mạch nước phun hình nón tồn tại ở nhiều khu vực khác trên thế giới.[13] Vào ngày 3 tháng 6 năm 2007, một trận lũ bùn lớn đã ảnh hưởng tới 2/3 thung lũng.[15] Sau đó, báo cáo cho rằng một hồ nước nhiệt đang hình thành trên đó.[16] Vài ngày sau, lượng nước theo quan sát cho thấy đã giảm đi phần nào, bộc lộ một số đặc tính chìm. Mạch nước phun Velikan, một trong những khu vực lớn nhất, không bị chôn vùi trong đó và gần đây đã phát hiện thấy hoạt động của nó.[17]

EI Tatio, Chile

Một mạch nước đang sôi sục ở khu vực mạch nước phun El Tatio

Bài viết chi tiết: El Tatio

Cái tên "EI Tatio" bắt nguồn từ ngôn ngữ Quechua có nghĩa là lò nướng. EI Tatio toạ lạc ở các thung lũng cao trên dãy Andes được bao quanh bởi nhiều núi lửa đang hoạt động ở Chile, Nam Mỹ ở độ cao khoảng 4.200 mét (13.800 ft) so với mực nước biển trung bình. Thung lũng này có khoảng gần 80 mạch nước phun nước hiện nay. Nó đã trở thành khu vực mạch nước phun lớn nhất ở Nam bán cầu sau sự phá hủy của nhiều mạch nước phun ở New Zealand, và là khu vực lớn thứ ba trên thế giới. Đặc điểm nổi bật của các mạch nước phun này là độ cao của mực nước phun trào của chúng rất thấp, cao nhất chỉ 6 mét (20 ft), nhưng cột nước có thể cao hơn tới 20 mét (66 ft). Độ cao trung bình của mực nước phun trào tại EI Tatio là khoảng 750 mm (30 inch).[13][18]

Vùng núi lửa Taupo, New Zealand

Bài chi tiết: Vùng núi lửa Taupo

Vùng núi lửa Taupo nằm trên Đảo Bắc của New Zealand. Nó dài 350 km (217 dặm) rộng 50 km (31 dặm) và nằm trên đới hút chìm trong lớp vỏ Trái Đất. Núi Ruapehu đặt mốc giới hạn ở phía tây nam, trong khi núi lửa dưới mặt biển Whakatane (85 km hay 53 dặm so với Đảo White) được xem như giới hạn về phía đông bắc.[19] Nhiều mạch nước phun trong khu vực này đã bị phá hủy do sự phát triển của địa nhiệt và đập thủy điện, nhưng vẫn còn tồn tại hàng chục mạch nước phun. Vào đầu thế kỷ 20, mạch nước phun lớn nhất từng được biết đến, Waimangu đã tồn tại trong khu vực này. Nó bắt đầu phun trào vào năm 1900 và phun trào theo định kỳ trong bốn năm cho đến khi trận lở đất đã làm thay đổi mực nước địa phương. Sự phun trào của Waimangu thường đạt 160 mét (520 ft) và một số vụ siêu nổ được biết đến đã đạt đến độ cao 500 mét (1500 ft).[13] Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy lớp vỏ Trái Đất dưới đới có thể dày đến 5 km (3 dặm). Phía dưới là một dải magma rộng 50 km (31 mi) và dài 160 km (99 dặm).[20]

Iceland

Bài viết chi tiết: Iceland


Do núi lửa ở Iceland có tần suất hoạt động cao, đó là nơi tập trung một số mạch nước nổi tiếng trên thế giới. Các mạch nước phun và mạch nước nóng phân bố trên khắp hòn đảo. Đa số nằm ở Haukadalur. Chúng còn được biết là đã tồn tại ở ít nhất 12 khu vực khác trên đảo. Great Geysir lần đầu tiên phun trào vào thế kỷ 14, từ đó hình thành thuật ngữ geyser. Vào năm 1896, Geysir hầu như không hoạt động trước khi trận động đất năm đó gây ra vụ phun trào, xảy ra vài lần trong ngày, nhưng vào năm 1916, tất cả các vụ phun trào đều chấm dứt. Trong suốt phần lớn thế kỷ 20, các vụ phun trào, thường là sau động đất, xảy ra liên tục. Mạch nước được cải tiến nhân tạo và các vụ phun trào được tạo ra bằng xà phòng vào những dịp đặc biệt. Các trận động đất vào tháng 6 năm 2000 sau đó đã một lần nữa kích hoạt chúng một thời gian nhưng hiện tại không còn phun trào nữa. Strokkur, mạch nước phun gần đó, phun trào mỗi 5-8 phút với độ cao khoảng 30 mét (98 ft).[13][21]

Các vùng mạch nước phun không còn tồn tại và không hoạt động

Trước đây có hai khu vực lớn ở Nevada-BeowaweSteamboat Springs - nhưng chúng đã bị phá hủy bởi việc lắp đặt các nhà máy địa nhiệt lân cận. Tại các nhà máy, khoan địa nhiệt làm giảm nhiệt độ sẵn có và hạ mực nước địa phương xuống đến mức hoạt động của nước phun trào không còn được duy trì.[13]

Nhiều mạch nước phun ở New Zealand đã bị con người phá hủy trong thế kỷ trước. Một số khác cũng đã không còn hoạt động hoặc tự tuyệt chủng. Phần còn lại chính là WhakarewarewaRotorua.[22] Hai phần ba các mạch phun nước tại Orakei Korako đã bị ngập lụt bởi đập thủy điện Ohakuri vào năm 1961. Khu vực Wairakei bị mất một nhà máy địa nhiệt vào năm 1958. Khu vực Spa Taupo cũng đã bị mất khi mực nước sông Waikato bị thay đổi vào những năm 1950. Khu vực Rotomahana bị phá hủy bởi vụ phun trào núi lửa Tarawera vào năm 1886.